Ung thư nói chung có thể xảy ra ở phụ nữ trên thế giới ở bất kỳ lứa tuổi nào. Riêng đối với ung thư vú thì 75% trường hợp xảy ra ở phụ nữ trên 50 tuổi; chỉ 6,5% trường hợp gặp ở phụ nữ dưới 40 tuổi; và rất hiếm (khoảng 0,6%) trường hợp phụ nữ dưới 30 tuổi mắc bệnh ung thư vú. Trước đây, tại Mỹ có ghi nhận trường hợp phụ nữ 22 tuổi được chẩn đoán mắc ung thư vú. Nói chung, phụ nữ dưới 18 tuổi hầu như không mắc bệnh ung thư vú. Tuy nhiên, bất kỳ tổn thương nào của vú ở mọi lứa tuổi cũng cần được xác định bằng tế bào học hoặc giải phẫu bệnh
Từ thế kỷ 18, những quan sát cho thấy 1 số loại ung thư vú được tập trung ở những gia đình có tần suất cao hơn bình thường. Ngày nay chúng ta biết rằng, xấp xỉ từ 5-10% các khối u là do di truyền, liên quan đến sự đột biến gien, bao gồm cả ung thư vú. Mẹ và chị gái của bạn bị ung thư vú, vậy bạn nằm trong nhóm có nguy cơ cao bị mắc ung thư vú. Bạn cần phải làm xét nghiệm gien để đánh giá nguy cơ bị ung thư vú. Tuy nhiên bạn chỉ nằm trong số có nguy cơ cao, chứ không chắc chắn là bị ung thư vú.
Ung thư vú có các triệu chứng: Núm vú bị loét, chảy dịch màu trong, vàng trong hoặc màu đỏ sẫm giống máu. Núm vú có thể bị co kéo tụt hẳn vào bên trong. Vùng da xung quanh vú nhăn nheo, cảm giác da dày lên như bì lợn. So sánh 2 bên vú thấy màu sắc và hình dạng hai bên khác nhau rõ rệt. Xuất hiện những khối u rắn, cứng tại vú. Vú luôn có cảm giác căng tức đau, đau ít hoặc nhiều nơi xung quanh vú. Khi khối u phát triển sẽ xâm lấn ra xung quanh, biểu hiện là rút lõm da ở vùng vú hoặc gây đỏ và sần da cam. Phần lớn các khối u vú thường ít gây đau. Chỉ đến khi u vú phát triển và xâm lấn sang các vùng xung quanh thì biểu hiện rõ các triệu chứng đau này. Có một số trường hợp ung thư vú kèm theo chảy dịch vú, dịch máu. 5% trường hợp chảy dịch máu là liên quan đến ung thư vú. Ung thư vú thường kèm theo có hạch nách. Đôi khi bạn phát hiện được hạch nách trước khi phát hiện ra u vú. Những trường hợp ung thư vú ở giai đoạn muộn thì bệnh nhân có biểu hiện toàn thân như: Khó thở, đau xương, đau ở vùng gan, hạch ở các vị trí khác.
• Tiền sử gia đình có người mắc bệnh ung thư vú.
• Những người có kinh nguyệt sớm hoặc mãn kinh muộn đều có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường.
• Người hiếm muộn con, khó có con hoặc không có con dễ mắc bệnh ung thư vú.
• Những người béo, thừa cân dễ có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.
• Môi trường sống ô nhiễm, độc hại, có nhiều bụi bẩn và hóa chất … là điều kiện ung thư phát triển.
• Những người đã từng bị xơ nang tuyến vú hoặc đã bị ung thư vú 1 bên cũng có nguy cơ mắc bệnh
Ung thư là bệnh lý đặc trưng, khi có sự tăng trưởng đột biến của tế bào trong cơ thể, mà:
- Vượt quá nhu cầu của cơ thể
- Vượt quá sự kiểm soát của cơ thể
- Cuối cùng dẫn đến sự hủy diệt cơ thể
Đó là nguyên lý chung. Còn ung thư vú là ung thư mà các tế bào xuất phát từ hệ thống bài tiết sữa, gồm có nang tuyến và ống tuyến. Tỷ lệ mắc ung thư vú tăng dần theo lứa tuổi ở phụ nữ, tuổi càng cao thì ngy cơ mắc bệnh càng tăng. Và cao nhất là lứa tuổi 50-60.
Tuy nhiên, không phải những người trẻ thì không mắc ung thư vú. Hiện tại người ta chưa biết chính xác nguyên nhân gây ra ung thư vú. Nhưng qua các nghiên cứu, người ta biết được một số yếu tố mà nếu có thì khả năng mắc ung thư vú sẽ cao hơn. Đó gọi là các yếu tố nguy cơ, gồm có:
- Tuổi: tuổi càng cao thì nguy cơ càng tăng, và cao nhất là ở tuổi 50-60
- Tiền sử mắc ung thư vú: nếu đã mắc ung thư vú một bên thì bên còn lại cũng có nguy cơ mắc cao.
- Tiền sử gia đình: nguy cơ cao khi có mẹ, chị mắc ung thư vú.
- Những đột biến gene: sự thay đổi cua các gene BRCA1, BRCA2 làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú
- Một số vấn đề về sức khỏe sinh sản: có con muộn hay không đẻ, dậy thì sớm (trước tuổi 12), mãn kinh muộn (sau 55 tuổi), dùng nội tiết thay thế kéo dài ở tuổi mãn kinh... đều làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú.
- Chủng tộc: bệnh hay gặp ở phụ nữ Âu, Mỹ Latin
- Tiền sử điều trị tia xạ vào vùng vú
- Béo phì sau mãn kinh, nội tiết tố estrogen được sản sinh một phần tại mô mỡ. Béo phì làm hàm lượng estrogen tăng cao, và đây là một yếu tố có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú.
- Người ít hoạt động thể chất sẽ có nguy cơ mắc Ung thư vú cao hơn
- Uống rượu bia nhiều cũng làm tăng nguy cơ Ung thư vú
Một số yếu tố nguy cơ khác đang được nghien cứu, và cũng xin lưu ý rằng: có một hay nhiều yếu tố nguy cơ không có nghĩa là chắc chắn người phụ nữ đó sẽ mắc Ung thư vú. Mà là khả năng mắc phải sẽ cao hơn bình thường.
Trong các thuốc nội khoa điều trị ung thư, ngoài tác dụng chính là tiêu diệt tế bào ung thư, còn có các tác dụng không mong muốn như rụng tóc, nôn, buồn nôn, tiêu chảy, hạ bạch cầu.v.v... Tuy nhiện, các tác dụng phụ này biểu hiện ở mức độ khác nhau, tùy từng cá thể. Các tác dụng không mong muốn của bạn, như nôn, có thể điều trị bằng các thuốc chống nôn; rụng tóc là tác dụng không mong muốn nhưng bạn đừng lo, sau khi dừng điều trị khoảng 6 tháng-1 năm, tóc sẽ mọc lại như bình thường
Ung thư vẫn được biết như căn bệnh vô phương cứu chữa. Tuy nhiên, nếu chúng ta phát hiện và phòng ngừa sớm thì mọi hy vọng vẫn chưa phải là chấm hết. Nhất là với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, đang mở ra nhiều hướng đi mới cho điều trị ung thư vú.
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những phương pháp diều trị ung thư vú hiện nay.
Những cách điều trị ung thư vú
Phẫu thuật cắt bỏ vú
Việc quyết định điều trị ung thư vú như thế nào dựa vào rất nhiều yếu tốt, trong đó quyết định chủ yếu vẫn là kích thước và bản chất của u vú. Bên cạnh đó, những dấu hiệu, triệu chứng nguy hiểm hay không nguy hiểm cũng giúp các bác sĩ chẩn đoán nên áp dụng phương pháp điều trị nào cho tình trạng bệnh của bạn.
Thông thường, khi cắt bỏ vú nghĩa là phẫu thuật cắt bỏ mô ung thư và một phần các mô xung quanh cũng như các hạch trong hệ bạch huyết. Đây là phương pháp điều trị được cho là hiệu quả và ít để lại biến chứng nhất, song nó lại ảnh hưởng lớn đến tâm lý của bệnh nhân.
Xạ trị
Xạ trị là phương pháp điều trị sử dụng tia X năng lượng cao để giết các tế bào ung thư kết hợp với việc làm khối u co lại. Tia phóng xạ có thể bắn từ máy móc bên ngoài cơ thể (liệu pháp xạ trị) hoặc từ các chất liệu có thể sản sinh ra tia phóng xạ. Đây được xem như phương pháp có thể tiêu diệt tân gốc các tế bào ung thư. Nhưng liệu pháp này gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe và thẩm mỹ bên ngoài của người bệnh. Nó cũng gây đau đớn và hao tổn sức khỏe nhưng độ lâu bền thì không thể khẳng đinh, bởi vậy các bệnh nhân khi được chỉ định phương pháp này đều phải thực hiện theo định kỳ.
Hóa trị
Là liệu pháp điều trị sử dụng thuốc điều trị một cách có hệ thống để ngăn chặn các tế bào của ung thư vú. Phương pháp này có thể được sử dụng thuốc trực tiếp để uống hoặc tiêm vào tính mạch.
Liệu pháp hocmon
Là liệu pháp ngăn cản ảnh hưởng của các hocmon đối với các loại ung thư phụ thuộc vào các hocmon để tăng trưởng. Đây là liệu pháp được sử dụng đối với những loại ung thư phụ thuộc vào estrogen hoặc progesterone. Khi áp dụng nó sẽ giúp quản lý các hocmon gây ung thư, cũng có thể phẫu thuật cắt bỏ những bộ phận tiết ra hocmon, ví dụ như buồng trứng.
Liệu pháp mục tiêu
Giúp làm biến đổi hoạt động của các tế bào ung thư làm chậm quá trình phát triển của khối u. Ví dụ tiêu biểu cho liệu pháp này là chất trastuzumab tác động lên một loại protein gọi là HER2. Protein HER2 này góp phần vào quá trình sinh trưởng và phát triển của những tế bào bình thường, tuy nhiên một vài khối u ở vú biến đổi gen HER2 gây ra việc sản xuất quá nhiều loại protein này, đẩy mạnh quá trình phát triển của tế bào ung thư. Trong những trường hợp này bệnh nhân có thể dụng trastuzumab vì mục tiêu của nó là HER2 giúp ngăn chặn và cản trợ sự phát triển của các tế bào ung thư.
Những biện pháp điều trị trên đều có những mặt tiêu cực và tích cực của mình. Lựa chọn phương pháp nào để điều trị cho bệnh của mình người bệnh cần có sự tư vấn kỹ càng của bác sĩ chuyên khoa điều trị. Bởi mỗi một bệnh nhân có tình trạng bệnh và thể trạng khác nhau, cho nên lựa chọn được liệu pháp điều trị phù hợp sẽ giúp mang lại hiệu quả tích cực và ngược lại.
Cho dù bệnh nhân có sử dụng phương pháp điều trị nào, thì quan trọng nhất vẫn là áp dụng một chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ, cân bằng tâm lý, giữ thái độ sống và niềm tin tích cực vào cuộc sống. Có như vậy, người bệnh mới có thể vượt qua những khó khăn của bệnh tật.
Rụng tóc, rụng lông mi, lông mày trong quá trình điều trị ung thư là điều mà bất kỳ bệnh nhân điều trị ung thư nào cũng có nguy cơ phải đối mặt.
Rụng lông mi, lông mày là hiện tượng phổ biến xảy ra khi bệnh nhân thực hiện các đợt hóa trị trên tóc.
Trong quá trình điều trị ung thư, với hầu hết mọi bệnh nhân áp dụng phương pháp xạ trị thì đều có nguy cơ rụng tóc. Tuy nhiên, cũng phụ thuộc vào liều lượng xạ trị hay số lần xạ trị mà có thể xác định được xem là tóc có mọc được trở lại hay không. Một số loại thuốc dùng trong xạ trị có thể làm hại nang tóc, tuy nhiên có vài bệnh nhân không bị rụng tóc, còn lại đa số đều bị. Một số thuốc có thể gây rụng lông ở các bộ phận khác trên cơ thể và cả tóc, một số lại chỉ gây rụng tóc.Nhẹ nhàng khi chạm vào lông mi, lông mày vì chúng cũng dễ bị ảnh hưởng
Nếu xạ trị trong khoảng vùng đầu thì thường gây ra rụng tóc, rụng lông mi, lông mày, tóc bạc trắng. Rụng tóc, rụng lông mi, lông mày thường xảy ra trong vòng 2 tuần khi bắt đầu điều trị và có thể tệ nhất trong 1 đến 2 tháng sau đó. Nhưng rồi tóc, lông mi có thể mọc trở lại ngay cả trước khi điều trị xong.
Nhằm giúp những bệnh nhân ung thư vú có cơ thể khỏe mạnh hơn và tăng cường khả năng miễn dịch chống lại bệnh ung thư:
Những loại thực phẩm chứa chất chống oxy hóa có thể tăng khả năng miễn dịch của cơ thể
Bổ sung các loại thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị ung thư.
Chất chống oxy hóa bảo vệ các tế bào của bạn và giúp giảm nguy cơ ung thư. Chất này được tìm thấy trong hầu hết các loại thực phẩm. Trong số đó, có một số loại thực phẩm cung cấp chất oxy hóa ở mức độ cao nhất như: Táo, quả bơ, việt quất, bông cải xanh, quế, sôcôla đen, đậu, đậu lăng, mù tạt, cam, rau oregano, trái mâm xôi, bắp cải đỏ, quả óc chó.
Vitamin C
Vitamin C kích thích sự sản xuất kháng thể (nhằm xác định và vô hiệu hóa các đối tượng bên ngoài, tức là tế bào ung thư) và các tế bào máu trắng (chìa khóa để chống nhiễm trùng và bảo vệ cơ thể chống lại vi khuẩn).
Hầu hết mọi người thường nghĩ rằng cam sẽ chứa nhiều vitamin C cao nhất. Tuy nhiên, các loại thực phẩm có chứa vitamin C nhiều hơn cam quýt là ớt đỏ, bông cải xanh, cải xoăn, dâu, trái kiwi, rau cải…
Bình luận từ Facebook
Phản hồi